Quy trình xây móng nhà chi tiết, đúng chuẩn, chuyên nghiệp và bền bỉ

Xây móng nhà

Móng nhà là yếu tố quan trọng đảm bảo độ chắc chắn, bền bỉ của căn nhà theo thời gian. Quá trình xây móng nhà cần đáp ứng tốt kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu cao cấp để đảm bảo khả năng nâng đỡ, tránh tình trạng nghiêng, sụt lún gây thiệt hại nghiêm trọng. Mời bạn hãy cùng tìm hiểu quy trình xây dựng móng nhà phổ biến ngay tại đây nhé!

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn được biết đến là phần móng, một bộ phận nằm dưới cùng của các công trình xây dựng. Kết cấu của móng nhà là nơi chịu tải trọng của toàn bộ ngôi nhà một cách trực tiếp. Do đó, phần móng nhà cần phải đảm bảo độ chắc chắn để có thể chịu được sức ép, gia tăng sự kiên cố và vững chắc cho toàn bộ công trình.

Các loại móng nhà được làm chủ yếu từ các loại bê tông, cọc thép chất lượng nhằm đảm bảo độ chắc chắn và bền bỉ của chúng theo thời gian. Khi xây móng nhà, các kiến trúc sư cũng cần tính toán một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cho sự an toàn của cả công trình.

Móng nhà là gì, đóng vai trò quan trọng thế nào
Móng nhà là gì, đóng vai trò quan trọng thế nào

Các loại móng nhà phổ biến

Hiện nay, móng nhà được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo kiến trúc , điều kiện nền và tải trọng của công trình mà các kỹ sư sẽ chọn lựa loại móng phù hợp như:

Móng đơn

Móng đơn, hay còn gọi là móng cốc, là loại móng có chi phí thi công thấp nhất và thời gian thi công ngắn, phù hợp với các công trình có quy mô nhỏ như nhà cấp 4 hoặc nhà dưới 2 tầng trên nền đất ổn định.

Móng này thường có dạng hình vuông, tròn hoặc chữ nhật, với nhiệm vụ chính là nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng gần nhau, giúp tăng khả năng chịu lực. Móng đơn được ứng dụng phổ biến dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu và thường được sử dụng trong sửa chữa, cải tạo nhà phố nhằm tiết kiệm chi phí.

Trên nền đất yếu, móng đơn có thể được gia cố để đảm bảo sự ổn định cho công trình.

Xây nhà móng đơn
Xây nhà móng đơn

Móng băng

Móng băng là loại móng nông, thường có dạng dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được sử dụng để nâng đỡ tường và cột, đảm bảo sự ổn định cho kết cấu ngôi nhà.

Với chiều sâu chôn móng từ 2m đến 2,5m, móng băng giúp giảm áp lực đáy móng và phân bố độ lún đồng đều, phù hợp cho các công trình dân dụng như nhà phố và nhà từ 3 tầng trở lên.

Loại móng này thường được làm từ bê tông cốt thép, có thể phân loại theo độ cứng thành móng cứng, mềm hoặc hỗn hợp, mang lại giải pháp thi công tiết kiệm và hiệu quả.

 

Xây nhà móng băng
Xây nhà móng băng

Móng cọc

Móng cọc là loại móng phổ biến tại Việt Nam, được sử dụng để truyền tải trọng lực từ công trình xuống các lớp đất sâu bên dưới, đặc biệt phù hợp cho nền đất yếu.

Móng cọc gồm hai phần chính: cọc và đài cọc, giúp xuyên qua tầng đất yếu để đến lớp đất cứng, đảm bảo khả năng chịu tải cao và ổn định cho công trình. Kỹ thuật thi công móng cọc đòi hỏi sự chính xác và tay nghề cao, với quy trình kiểm tra địa chất kỹ lưỡng trước khi thi công.

Các loại cọc thường dùng bao gồm cọc tre và cọc tràm cho nhà nhỏ, cọc bê tông cốt thép cho công trình lớn, cùng cọc đất vôi và đất xi măng để gia cố nền đất yếu có mạch nước ngầm.

Móng cọc mang lại sự chắc chắn, giúp cải thiện khả năng thoát nước và hạn chế sụt lún, là lựa chọn tối ưu cho công trình xây dựng trên nền đất không ổn định.

Xây nhà móng cọc
Xây nhà móng cọc

Móng bè

Móng bè là loại móng nông, trải rộng dưới toàn bộ công trình để phân bổ đều tải trọng, giúp giảm áp lực lên nền đất và tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều. Đây là giải pháp hiệu quả cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu, nơi có sức kháng kém, hoặc theo yêu cầu đặc biệt của kết cấu công trình như tầng hầm, nhà kho, bồn chứa nước.

Ưu điểm lớn của móng bè là khả năng đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình, giúp chống lún và phân phối tải trọng đều lên nền móng. Quy trình thi công móng bè cần được thực hiện cẩn thận để điều chỉnh độ lún và đảm bảo sự đồng đều, có thể kết hợp đài cọc theo nhóm hoặc bố trí riêng lẻ để giảm áp lực tại đáy bè. Với chi phí hợp lý và tiến trình thi công nhanh, móng bè phù hợp cho nhà phố 1-3 tầngcông trình nhà cấp 4, đảm bảo tính bền vững và an toàn cho công trình xây dựng.

Tổng hợp các loại móng nhà phổ biến hiện nay
Tổng hợp các loại móng nhà phổ biến hiện nay

Cơ sở để lựa chọn kết cấu móng nhà

Để chọn lựa kết cấu móng nhà, dựa vào các căn cứ sau:

Trọng tải cột truyền xuống móng

Độ lớn này phụ thuộc vào:

  • Kết cấu khung nhà phố là một nhịp hay nhiều nhịp
  • Số nhịp kết cấu nhà càng nhiều thì trọng tải truyền xuống móng càng giảm.
  • Ngoài ra, tải trọng của căn nhà truyền xuống móng còn phụ thuộc vào các yếu tố: hình dạng ngôi nhà, vị trí, cùng địa hình khu vực.
  • Số tầng & chiều cao các tầng
  • Khoảng cách từ cột đến cột theo phương dọc & phương ngang nhà, tức là diện tích chịu trọng tải phạm vi mỗi đầu cột

Cách tính nhanh tải trọng của móng

Bạn có thể tính nhanh tải trọng móng nhà theo những kinh nghiệm sau:Tải trọng móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng = Tổng tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải trọng của cột (tức là tải trọng công trình trong phạm vi 1m2 sàn bê tông tương đương 1 tấn/m2)

Tính toán tải trọng của móng để lựa chọn loại móng nhà phù hợp
Tính toán tải trọng của móng để lựa chọn loại móng nhà phù hợp

Ví dụ:Nhà ống rộng 5m, khoảng cách cách từ cột đến cột làm 5m, số tầng của căn nhà là 5 tầng. Khi đó:Tải trọng móng ở những hàng gian ở giữa nhà là là: (5/2)x5x5 = 62,5 (tấn). Móng ở cột góc là (5/2)x(5/2)x5 = 31,25 (tấn)Khi tính toán kết cấu móng, ngoài lực truyền theo phương đứng thì còn có lực đẩy móng theo phương ngang. Đối với kết cấu nhà ở dân dụng, để đơn giản và thiên về an toàn lực đẩy ngang có thể bỏ bỏ qua bằng cách nhân trọgn tải theo phương đứng với hệ số an toàn n=1,1 – 1,2

Khả năng chịu tải trọng của nền đất trên 1m2

Các loại đất nền khác nhau, khả năng chịu tải cũng khác nhau, do đó cần lựa chọn phương án móng thích hợp. Trong một số trường hợp có thể phải kết hợp cùng với phương án cải tạo, nâng sức chịu tải trọng của của nền đất, chẳng hạn: thay nền, ép cọc tre, cừ, tràm, cọc bê tông cốt thép, khi cọc khoan nhồi, cọc thép…

Tổng hợp quy trình xây móng nhà chuyên nghiệp

Dưới đây là toàn bộ quy trình xây móng nhà chi tiết cho từng loại móng khác nhau, bạn hãy cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng móng nhé!

Quy trình xây móng đơn cho nhà ở

Các bước xây dựng móng đơn cho căn nhà bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Để xây móng nhà cần dọn dẹp mặt bằng, định hình bản vẽ thiết kế móng đơn, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và thực hiện bố trí nhân công.
  • Bước 2: Đóng cọc và đào hố móng: Bạn cần tính toán khoảng cách giữa các cọc, khi đóng cần chú ý độ lún của đất, có thể chèn thêm tràm, trẻ để gia tăng độ chắc chắn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý độ sâu rộng của móng để có thể chống đỡ tốt cho toàn bộ công trình. Hố móng cũng được đào một cách sạch sẽ, khô ráo, nếu đào trong trời mưa thì cần hút hết nước và để khô móng.
  • Bước 3: Đổ bê tông lót móng: Bạn cần đổ lớp bê tông lót nhằm hạn chế quá trình bốc hơi nước, làm phẳng bề mặt của hố và giúp làm giảm thiểu tình trạng biến dạng của đất.
  • Bước 4: Đổ bê tông móng: Bạn nên làm sạch phần móng trước khi đổ bê tông sau đó trộn đầy đủ xi măng, cát, đá theo đúng tỷ lệ nhằm tránh làm cho đất bị nhão hay khô.
  • Bước 5: Tháo cốp pha và bảo dưỡng công trình: Sau 1 đến 2 ngày nếu cảm thấy móng đã khô lại thì bạn có thể thực hiện tháo dỡ móng. Để ngăn chặn tình trạng thoát ẩm, bay hơi, bạn có thể giữ ẩm bằng ni lông và phun nước, phun hợp chất dưỡng lên bề mặt móng.
Bật mí quy trình xây móng đơn chị tiết, toàn diện
Bật mí quy trình xây móng đơn chị tiết, toàn diện

Quy trình xây móng cọc cho nhà ở

Quy trình xây móng nhà, đặc biệt là móng cọc thường bao gồm các bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bản vẽ, nguyên liệu và nhân công để thực hiện xây móng.
  • Bước 2: Đóng cọc: Đơn vị thi công sẽ thực hiện đóng các loại cọc tre, bê tông đúc sẵn, cừ tràm cho các khu vực có nền móng yếu.
  • Bước 3: Đào hố móng: Nhà thầu sẽ đào hố móng xung quanh vị trí cọc đã cố định để đảm bảo kích thước rộng để thi công. Sau đó, cần giữ cho hố móng sạch sẽ, khô ráo và không bị ngập úng nước.
  • Bước 4: Làm phẳng bề mặt móng: Kỹ sư xây dựng sẽ Phan đều đất, đổ thêm đá có cùng kích cỡ lên bề mặt của hố móng rồi thực hiện dầm phẳng
  • Bước 5: Kiểm tra, đổ bê tông lót móng: Quá trình này sẽ góp phần làm phẳng bề mặt của hố móng, hạn chế được tình trạng mất nước của bê tông do biến dạng đất, do những tác động bên ngoài.
  • Bước 6: Cắt đầu cọc, ghép cốp pha: Đơn vị thi công sẽ thực hiện cắt cọc, chỉnh sửa cọc cho thằng hàn rồi ghép cốp pha móng. Phần cốt pha khi ghép sẽ đảm bảo độ bền, chắc chắn, không gây biến dạng do tải trọng của lớp bê tông. Bên cạnh đó, đơn vị thi công còn đảm bảo chân đỡ được thực hiện đúng tiêu chuẩn, mật độ, quy trình nhằm đảm bảo độ chắc chắn.
  • Bước 7: Đổ bê tông móng: Thực hiện kiểm tra lại cốt thép, ván uốn, hệ thống sàn và làm sạch. Sau đó, đơn vị thi công sẽ tưới nước ván khuôn, hệ thống sàn nhằm tránh tình trạng nứt bê tông. Sau khi đã đổ bê tông xong sẽ dùng dầm bàn, dầm dùi để gia tăng khả năng kết dính của các loại bê tông.
  • Bước 8: Bảo dưỡng, tháo cốp pha móng: Sau 1 đến 2 ngày định hình, đơn vị thi công sẽ tiến hành tháo dỡ cốp pha, tưới nước trực tiếp lên bê tông và phủ các vật liệu ẩm để giúp lớp bê tông không bị nứt vỡ.
Gợi ý quy trình xây móng cọc hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu
Gợi ý quy trình thi công móng cọc hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu

Quy trình xây móng băng cho nhà ở

Quy trình xây móng nhà cho các loại móng băng sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng, bản vẽ móng băng và nhân sự thi công.
  • Bước 2: Đào móng: Đơn vị thi công sẽ xác định trục công trình dựa theo bản vẽ thiết kế, thực hiện đào móng theo trục. Sau đó sẽ thực hiện dọn dẹp sạch khu vực móng đào, giữ cho khu vực đào móng luôn được khô ráo.
  • Bước 3: Gia công cốt thép, cốp pha: Đơn vị thi công sẽ sử dụng các phương thức buộc thủ công, hàn các mối nối rồi thực hiện gia cố móng, ván khuôn. Trong quá trình thi công sẽ đảm bảo thép sạch, không gỉ, ván khuôn không bị mục nát và luôn được cố định bằng đinh.
  • Bước 4: Đổ bê tông móng, bảo trì: Thực hiện tương tự với các bước thi công xây móng đơn.
Các bước thực hiện quy trình xây móng bằng cho tổng thể căn nhà
Các bước thực hiện quy trình xây móng bằng cho tổng thể căn nhà

Quy trình xây móng bè cho nhà ở

Quy trình xây móng nhà cho móng bè bao gồm các bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Bạn có thể chuẩn bị đầy đủ như quá trình thi công các loại móng trên.
  • Bước 2: Đào móng: Cách thức đào tương tự với móng băng, cần đảm bảo đào hố theo đúng bản vẽ móng bè và thiết kế công trình.
  • Bước 3: Kiểm tra và đổ bê tông: Thực hiện kiểm tra độ cao, đổ bê tông lót lên phần đất đã đào rồi đóng cọc, giữ cố định phần móng và cắt đi phần đầu cọc.
  • Bước 4: Gia công cốt thép, cốp pha: Các bước thực hiện gia công tương tự với phần móng băng.
  • Bước 5: Đổ bê tông: Tiến hành đổ bê tông theo từng lớp với độ dày khoảng từ 20 đến 30cm. Các lớp bê tông nên đổ chồng lên nhau, khi lớp bên dưới đông lại sẽ thực hiện đổ tiếp lớp bên trên.
  • Bước 6: Bảo trì: Thực hiện bảo trì móng bè như cách thức bảo trì móng đơn.
Gợi ý quy trình xây móng bè cho các công trình nhà ở
Gợi ý quy trình xây móng bè cho các công trình nhà ở

Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất

Dưới đây là tổng hợp các cách làm móng nhà tiết kiệm, hiệu quả, bạn hãy cùng khám phá chi tiết nhé!

Xây móng nhà tiết kiệm: Lựa chọn nền móng đất

Nền móng đất cứng sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí, giả sử như bạn xây nhà một tầng trên nền đất ao thì chúng ta sẽ phát sinh thêm khá nhiều chi phí cho phần ép cọc. Tùy thuộc vào diện tích căn nhà thì giá cả cho phần ép cọc này cũng không phải là nhỏ. Giả sử bạn thi công xây nhà một tầng diện tích 80m2 & có tổng 12 đài cọc. Mỗi đài cọc cần ép khoảng ba cọc, mỗi cọc có chiều sâu là 5m. Như vậy chúng ta sẽ có kết quả như sau.

  • Tổng số mét cọc cần ép là: 5x3x12 = 180 mét cọc
  • Giá ca máy ép cọc: 2 triệu.
  • Giá mỗi mét cọc được tạm tính là 200.00 vnđ/1md, số tiền mua cọc = 180×200.000 = 36.000.000 (36 triệu)
  • Tổng phần phát sinh để gia cố cho nền móng ao là: 38 triệu
Lựa chọn nền đất ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng
Lựa chọn nền đất ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng

Các bạn thấy đấy, đây chỉ là 1 phần rất nhỏ trong câu chuyện thi công xây nhà, nếu nền đất nhà bạn cứng thì bạn đã có thể tiết kiệm được khoảng 38 triệu cho ngôi nhà của mình rồi.

Xây móng nhà tiết kiệm: Dựa trên loại móng phù hợp

Phần móng nhà này sẽ được quyết định bởi kiến trúc xây dựng cũng như được quyết định bởi ngôi nhà của bạn. Tôi nói thế này cho dễ hiểu nhé nếu như nhà bạn ba tầng trở lên chúng ta thường làm móng bè, móng băng hay móng cọc. Nếu nhà bạn làm nhà 2 tầng trở xuống thì chúng ta còn giải pháp là xây móng đơn hay móng cốc. Các bạn cũng đừng có làm ngược lại như nhà một tầng các bạn làm móng băng như thế chi phí phát sinh sẽ là khá nhiều. Tôi sẽ lấy một ví dụ minh họa như sau?

Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất theo loại móng phù hợp
Cách làm móng nhà tiết kiệm nhất theo loại móng phù hợp

Giả sử nếu bạn xây nhà một tầng có diện tích thi công xây dựng là 100m2 & bạn quyết định thi công làm móng băng. Tôi sẽ so sánh cả hai trường hợp móng băng & móng cốc để các bạn có thể so sánh được nhé.

Trường hợp 1: Biệt thự 1 tầng 100m2 xây móng cốc

  • Công nhân, máy xúc đào móng: 2 triệu
  • Thể tích bê tông đổ đầm, đổ móng: 12 m3 x 1.000.000 = 12.000.000 (12 triệu)
  • Khối lượng gạch thi công xây móng lên cốt 0: 5000 viên gạch. Giá gạch = 5.000×900 = 4.500.000 (4.5 triệu)
  • Giá công nhân giả sử: 1 triệu/1 m2, móng chiếm 30% khối lượng của nhà = 30 triệu tiền công nhân
  • Nhân công lấp đất móng: 2 triệu
  • Sắt thép trong khoảng 50 triệu
  • Như vậy với giải pháp làm cùng một ngôi nhà bằng móng cốc thì chúng ta chỉ có tốn kém: 100.5 triệu mà thôi.

Trường hợp 2: Biệt thự 1 tầng 100m2 xây móng băng

  • Móng băng: biệt thự một tầng
  • Công nhân máy xúc đào móng: 3.5 triệu đồng
  • Thể tích dầm, bê tông = 30m3, chi phí bê tông = 30 x 1.000.000 = 30.000.000 (30 triệu)
  • Khối lượng gạch thi công xây móng lên cốt 0 = 10.000, giá gạch = 10.000 x 900 = 9.000.000 (9 triệu)
  • Giá công nhân sẽ tăng thêm, giả sử 1.1 triệu/1m2, móng băng chiếm 40% khối lượng nhà nên giá công là = 1.100.000×40%x100 = 44.000.000 (44 triệu đồng)
  • Công nhân lấp đất móng: 3 triệu
  • Sắt thép thi công công trình: 90 triệu
  • Như vậy tổng chi phí thi công cho phần móng băng nhà một tầng = 179.5 triệu

Các bạn có thể thấy ở trường hợp 2 có khối lượng gần gấp đôi so với trường hợp 1. Do đó phần móng quyết định khá nhiều chi phí cho ngôi nhà, các bạn thường thấy các đơn vị báo giá trọn gói thường tính móng cốc bằng 30% so với diện tích thi công xây dựng & móng băng chiếm 50% so với diện tích thi công xây dựng. Đây cũng là 1 con số tương đối không phải là vô lí đâu nhé.Do đó để thi công xây nhà cho rẻ nhất chúng ta có thể chọn lựa phương án móng phù hợp & tính kết cấu sát nhất có thể.Nếu như nhà bạn đơn giản như những ngôi nhà cấp 4 không đổ bê tông mà chỉ lợp mái tôn thì lời khuyên của công ty chúng tôi dành cho các bạn là nên làm móng gạch là tiết kiệm chi phí nhất.

Cần lưu ý gì khi thực hiện xây móng nhà

Bên cạnh đó, khi xây móng nhà, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau nhằm giúp quá trình thi công luôn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ:

Khảo sát địa chất trước khi thi công

Khảo sát địa chất là một trong những bước vô cùng quan trọng khi xây móng nhà. Các đơn vị nhà thầu thường sẽ tiến hành khảo sát địa chất, tình trạng đất nền nhằm đưa ra biện pháp xây móng phù hợp, đảm bảo độ chắc chắn, bền bỉ.

Để đảm bảo căn nhà có thể chịu lực tốt, hạn chế tình trạng sụt lún thì phần đất làm móng nhà cần phải kiên cố, khô ráo và có khả năng thẩm thấu tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh làm móng nhà ở những nơi ẩm thấp, có mực nước quá cao nhằm tránh làm nhà bị ẩm thấp, nghiêng lún, lạnh lẽo cũng như dễ bị ô nhiễm nguồn nước.

Chọn lựa loại móng phù hợp

Bạn nên tìm hiểu kỹ từng loại móng để xác định đâu là loại phù hợp với tình trạng căn nhà của mình. Sau đó, bạn có thể bàn bạc với đơn vị thi công để xem xét, đánh giá và đưa ra sự chọn lựa xây móng nhà phù hợp.

Cần chọn độ sâu phù hợp cho móng

Thông thường, độ sâu của móng nhà sẽ được quyết định bởi các yếu tố như địa hình, thuỷ văn cũng như khả năng thi công của móng. Việc chọn độ sâu phù hợp cho móng không chỉ mang lại cảm giác chắc chắn cho căn nhà mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng một cách đáng kể.

Lưu ý đối với nhà có nền đất yếu

Đối với các khu vực có nền đất yếu thì việc đào móng vô cùng quan trọng. Do đó, đơn vị đầu tư phải gia cố đất một cách chắc chắn, vững chãi nhằm đảm bảo không gây ra tình trạng sụt lún hay nghiêng, lệch nhà.

Đối với các loại đất như đất đỏ ban, đất cát mịn, đất cát pha, đất ven sông, đất ruộng, đất ngập nước thì cần gia cố lại trước khi thi công. Bạn có thể thay đổi kết cấu xây dựng hoặc thay đổi loại móng nhà cho phù hợp với các loại đất nền này.

Cần đảm bảo khoảng trống cho lỗ kỹ thuật

Kỹ thuật đổ móng, xây dựng móng nhà luôn cần phải chừa lại vị trí trống để lắp đặt ốp cấp nước. Trong trường hợp các loại ống cấp nước được lắp đặt ở mặt đáy thì nên lấp đầy chúng bằng sỏi hoặc đá thật chặt. Không được đổ bê tông trực tiếp lên đường ống vì rất dễ làm vỡ ống nước.

Tổng hợp các thông tin cần lưu ý khi xây móng cho nhà ở
Tổng hợp các thông tin cần lưu ý khi xây móng cho nhà ở

Lưu ý khi đào móng vào trời mưa

Việc đào móng, xây móng nhà vào trời mưa sẽ gây ra nhiều khó khăn nên bạn cần tránh đào móng vào thời tiết này. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn đào móng để lấy ngày thì cần kiểm tra hệ thống thoát nước để làm móng không bị ứ đọng nước, cần chuẩn bị chăn chắn vị trí đào và vật liệu đào móng. Nếu như trời mưa quá lớn thì nên dừng việc đào móng lại.

Lưu ý khi đào móng liền kề

Các công trình, nhà ở san sát nhau luôn gây khó khăn trong việc xây dựng. Do đó, đơn vị thi công cần xem xét, chú ý đến chân móng của nhà hàng xóm để không bị ảnh hưởng khi đào.

Chọn lựa nguyên vật liệu chất lượng

Nguyên vật liệu xây dựng tốt luôn đóng vai trò quan trọng cho chất lượng công trình. Do đó, bạn nên mua nguyên vật liệu đúng quy cách, hạn chế tình trạng cắt xén, đổi loại nguyên vật liệu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng thể công trình.

Hiện tại, Khang Thịnh luôn ưu tiên chọn lựa các loại nguyên liệu uy tín, có độ bền bỉ và tính đa dụng cao. Bên cạnh đó, tại Khang Thịnh luôn có đội ngũ giám sát công trình giàu kinh nghiệm, chuyên môn nhằm đảm bảo quá trình thi công thuận lợi, giúp bạn yên tâm hơn.

Khang Thịnh – đơn vị xây móng nhà chuyên nghiệp, uy tín

Hiện nay, Khang Thịnh luôn được đánh giá là đơn vị thi công xây dựng móng nhà uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Khang Thịnh luôn giúp bạn chọn lựa loại móng phù hợp, đảm bảo khả năng chịu lực, độ chắc chắn và cứng cáp cho tổng thể căn nhà.

Dịch vụ xây móng nhà của Khang Thịnh luôn được yêu thích và đánh giá cao nhờ sự chuyên nghiệp, tận tâm. Để được tư vấn, hỗ trợ, bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay với Khang Thịnh nhé, Khang Thịnh sẽ mang đến những giải pháp xây móng hiệu quả cho bạn.

Công Ty Thiết Kế Xây Dựng Khang Thịnh

  • Email: phattriennhakhangthinh@gmail.com
  • Hotline: 0936889986
  • Đ/C 1: 06 Hữu Nghị , P. Bình Thọ , Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Đ/2 2: 11A Hồng Hà, P2, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Đ/2 3: 375 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TPHCM
  • Đ/C 4:A6 Quốc Lộ 50, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay