Đối với các công trình xây dựng, phần móng nhà chính là bộ phận mang vai trò quan trọng nhất, giúp nâng đỡ toàn bộ công trình. Trong hầu hết các loại móng nhà, móng đơn là loại móng cơ bản cho các công trình nhà phố. Đặc biệt là nhà 7 tầng. Bài viết sau đây Công ty Thiết Kế Xây Dựng sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về kết cấu móng nhà 7 tầng có thể bạn chưa biết.
Mục lục
- 1 Đài Cọc là gì?
- 2 Tim Cọc là gì?
- 3 Móng cọc bê tông là gì?
- 4 Giới thiệu một số loại móng cọc cơ bản
- 5 Tìm hiểu về kết cấu móng cọc bê tông nhà 7 tầng
- 6 Quy trình thiết kế thi công móng nhà 7 tầng
- 7 Loại máy thi công dùng trong xây dựng móng nhà 7 tầng
- 8 Loại cọc bê tông dùng trong thi công kết cấu móng nhà 7 tầng?
Đài Cọc là gì?
Đài cọc hay còn được gọi là mố & trụ chúng tập hợp nhiều tim cọc chụm lại thành đài cọc. Chức năng chính của đài cọc là để gánh các cột dầm của công trình để bảo đảm chịu lực tải từ các dầm cột của công trình.
Tim Cọc là gì?
Tim cọc là những điểm trải rộng trên bề mặt của công trình chúng được xây dựng ép sâu xuống dưới đất đá đến khi đạt tải thì dừng. Tim cọc sâu sẽ tùy thuộc địa chất của đất. Tim cọc là tập con của đài cọc.
Móng cọc bê tông là gì?
Móng cọc bê tông cốt thép là loại móng nhà được sử dụng để gia cố nền móng cho những công trình có trọng tải lớn ở những khu đất có địa chất yếu. Chức năng móng cọc bê tông là được sử dụng để truyền tải xuống đất giữ cho móng vững chắc giúp cho công trình xây dựng không bị sụt lún hay nghiêng vẹo khi xây dựng xong. Móng cọc gồm đài cọc & tim cọc.
Móng cọc bê tông cốt thép được ứng dụng nhiều cho những công trình từ dân dụng đến những dự án chính. Do đó mà móng cọc có lợi thế hơn rất nhiều so với những loại móng khác. Móng cọc bê tông thường áp dụng cho các công trình như thủy điện, nhà cao tầng, trạm pts, nhà văn hóa, trạm y tế, chung cư, nhà xưởng, năng lượng mặt trời, bệnh viện, trường học, nhà dân, khách sạn, cột điện, cầu đường,….
Móng cọc bê tông cốt thép tránh được sự biến dạng do địa chất của đất, hỗ trợ giảm thiểu các tác động nguy hại đến công trình
Giới thiệu một số loại móng cọc cơ bản
- Móng băng: Móng Băng là loại móng được liên kết với nhau bởi các ô đan xen. Chúng được sử dụng để đỡ tường và cột nhà, Móng bằng dùng phổ biến nhược điểm không dùng cho công trình cao tầng.
- Móng bè: Móng bè dùng cho công trình thấp tầng chúng được trải rộng đều trên bề mặt đất.
- Móng đơn: Móng đơn là móng riêng lẻ chuyên đỡ cột chúng thường được sử dụng cho các hiên nhà hoặc gia cố thêm ra để đỡ hiên.
- Móng Cọc bê tông: Móng cọc bê tông rất hữu hiệu với các công trình hiện đại thường dùng cho công trình gia cố nền móng từ công trình thấp tầng đến công trình cao tầng. Xây dựng móng cọc nhanh thời gian thi công 2-3 hôm xong. Các công trình cao tầng đều sử dụng móng cọc bê tông cốt thép làm móng
Tìm hiểu về kết cấu móng cọc bê tông nhà 7 tầng
Hiện này móng cọc bê tông có rất nhiều những loại hình khác nhau nhưng chủ yếu là 2 dụng móng cọc thường được thiết kế cho công trình kẹp khe trên phố & những công trình dự án bình thường.
Móng cọc bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật chủ yếu được dùng cho các công trình nhà kẹp khe có công trình bên cạnh yếu. Móng cọc này có tác dụng tránh xung đột gây nứt nẻ giữa 2 nhà bên cạnhMóng cọc theo mố đài thường có hình dạng như bên dưới chúng sử dụng phổ biến cho các công trình chung cư & nhà cao tầng vì móng theo đài như này có ưu điểm chịu lực nén từ tòa nhà xuống rất tốt.
Quy trình thiết kế thi công móng nhà 7 tầng
Để giúp cho bạn có thêm một số kinh nghiệm về thi công móng đơn 7 tầng. Hãy cùng Công ty Thiết Kế Xây Dựng tham khảo quá trình thi công móng đơn nhà 7 tầng sau đây nhé:
Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị là bước cơ bản đầu tiên trong quá trình xây dựng móng đơn 7 tầng. Bạn cần phải giải phóng được mặt bằng của khu đất, tiếp đó chuẩn bị nhân công, nguyên vật liệu & trang máy móc thiết bị… sẵn sàng cho công tác xây dựng móng đơn được diễn ra một cách thuận lợi.Không chỉ có vậy, công đoạn chọn lựa nguyên vật liệu xây dựng như thép, cát, xi măng hay đá cũng cần được chuẩn bị một cách kĩ lương và chu đáo cả về số lượng, chất lượng. Nhằm bảo đảm được chất lượng của công trình 7 tầng dân dụng.
Những loại máy móc, và phương tiện thi công cũng cần được chuẩn bị ổn thỏa để có thể bảo đảm tiến độ của quá trình xây dựng diễn ra được tốt đẹp.Ngoài ra, trước khi thi công xây dựng móng đơn 7 tầng, bạn cũng cần phải tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng, & dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình xây dựng móng. Nếu như chủ đầu tư đã bàn giao trọn gói cho nhà thầu xây đựng thực hiện thì bạn cũng nên kết hợp để giám sát & kiểm tra công tác chuẩn bị.
Đóng cọc
Tùy thuộc vào bản thiết kế hình dạng công trình để có thể xác định được vị trí đóng cọc cũng như kích thước cọc. Bước tiếp theo trong quá trình thi công móng nhà 7 tầng là công đoạn thi công đóng cọc. Tùy thuộc vào bản thiết kế kết cấu hình dạng nhà phố để xác định vị trí đóng cọc, kích thước cọc cũng như là khoảng cách giữa các cọc trong công tác xây móng.
Đối với các công trình nhà phố dân dụng trên nền đất yếu có thể gia cố phần nền đất bằng cách đóng thêm cừ tràm hoặc cọc tre khi làm móng. Nhằm để cho việc thi công móng đơn được thực hiện một cách thuận lợi & bảo đảm được các yếu tố về độ lún mềm của đất. Việc đóng cọc được xây dựng bằng những trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với sự hỗ trợ & giám sát của con người.
Công tác đào hố móng
Sau khi phần cọc đã được xác định cố định, thì công việc kế tiếp cần làm là đào phần hố đất xung quanh phần cọc đó. Lưu ý trong quá trình đào hố móng, thì cần phải đo lượng được độ nông, và độ sâu cùng diện tích hố móng để có thể bảo đảm được yêu cầu về kích thước so với tải trọng của nhà phố 7 tầng.Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý rằng trong quá trình xây dựng móng, cần giữ cho hố móng ở trong điều kiện khô ráo, không bị ngập nước khi trời mưa.
Nếu trong quá trình thi công xây dựng có thể sẽ phải xảy ra mưa lớn gây ngập nước ở trong móng thì cũng cần phải hút đi nhằm tránh gây ảnh hưởng tới độ bền của móng.
Công tác làm phẳng mặt hố móng
Hố móng sau khi được đào cần được làm phẳng bằng cách san đất trải đều mặt hố hay dùng đá có kích thước tương đồng để tạo nên bề mặt hố bằng phẳng. Nhằm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công xây dựng. Bạn có thể dùng các công cụ chuyên dụng như máy dầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng một cách dễ dàng.
Công tác kiểm tra cao độ & đổ lớp bê tông lót móng
Sau khi làm phẳng mặt hố móng bạn sẽ đổ thêm 1 lớp bê tông để lót móng. Lớp lót bê tông được dùng để lót bên dưới lớp bê tông móng, giằng móng hay các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm mục đích hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên, đồng thời nhằm giúp tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng cùng đà giằng.Ngoài ra, biện pháp này còn giúp hạn chế sự biến dạng của đất do tác động từ phía bên ngoài & chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng cực kì hiệu quả.
Công tác cắt đầu cọc
Sau khi hoàn thành các công đoạn thi công kết cấu móng nhà 7 tầng trên, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành bước ghép cốt pha móng bằng cách ghép các mảnh gỗ kín lại với nhau để bảo đảm không có hiện tượng nước xi măng bị chảy ra bên ngoài trong quá trình thi công đổ móng. Gỗ để ghép bê tông cũng cần phải chắc chắn để có thể đảm bảo được gỗ luôn chịu được mọi lực, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép trong quá trình xây dựng công trình
Công tác đổ bê tông
Sau khi hoàn thánh công tác cốt thép & cốp pha, bạn sẽ bắt đầu tiến hành đổ bê tông móng bằng cách trộn các loại đá nhân tạo cùng với xi măng, cát và nước dựa đúng theo tiêu chuẩn về tỉ lệ .Và cần đúng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, và phía gần sau để liên kết các chất liệu lại với nhau đồng thời bảo đảm được độ chắc chắn cũng như vững chãi cho công trình.
Công tác tháo cốp pha móng
Theo các Kiến trúc sư của Thiết Kế Xây Dựng, bộ phận bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên trên lớp nền cứng do đó thông thường chỉ cần bê tông đạt được độ liên kết cố định sau 1 đến 2 ngày là sẽ có thể tháo cốp pha. Tuy nhiên công đoạn này còn cần phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà số ngày bạn có thể tháo dỡ cốt pha nhanh hay chậm để cách thi công móng nhà 7 tầng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bảo dưỡng phần bê tông
Sau khi đổ bê tông xong tầm khoảng 4 tiếng đồng hồ. Bạn sẽ cần phải bảo đảm được độ ẩm cho bê tông bằng cách tưới nước ít nhất 3 lần trong 1 ngày để cho bê tông không bị khô hay nứt nẻ. Bê tông móng cần phải được bảo dưỡng đúng với cách để có thể bảo đảm được chất lượng của phần bê tông thành phẩm.
Loại máy thi công dùng trong xây dựng móng nhà 7 tầng
- Loại máy Tải: Máy tải thi công cho công trình dự án & công trình dân dụng có tải trọng lớn lực ép thường thì 60 tấn cho đến 102 tấn tải.
- Loại máy Robot: Robot tự hành chủ yếu xây dựng cho các công trình dự án có khối lượng thi công lớn thường lực ép từ 80 tấn đên 1000 tấn tải.
- Loại máy Neo: Máy Neo thường dùng công trình ngõ bé, công trình trên phố chủ yếu dùng cho các công trình nhà dân, lực ép máy Neo từ 40 tấn tải đến 50 tấn tải
Loại cọc bê tông dùng trong thi công kết cấu móng nhà 7 tầng?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cọc bê tông trong đó có 2 loại cọc bê tông thông dung thường dùng thi công cho công trình nhà dân và dự án:
- Loại cọc bê tông Tròn Ly Tâm: Loại cọc này có các kích thước, đường kinh như D300, D350, D400, D500 thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800
- Loại cọc bê tông cốt thép Vuông: Cọc vuông có các loại cọc như;: 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 thông thường và phổ biến.
Trên đây là một số thông tin về kết cấu móng nhà 7 tầng mà Công Ty Thiết Kế Xây Dựng muốn cung cấp tới các bạn. Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp ích các bạn hiểu thêm về loại móng đơn này. Nếu bạn đang còn thắc mắc gì hay cần tìm đến một công ty thiết kế xây dựng uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công Ty Thiết Kế Xây Dựng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!