Top 50+ Thiết Kế Giếng Trời Đẹp, Độc Đáo Nhất

Thiết Kế Giếng Trời

Giếng trời là nét kiến trúc được ưa chuộng rộng rãi ngày nay, đặc biệt cho mẫu nhà phố, nhà ống và nhà cao tầng. Đây là giải pháp đưa ánh sáng và độ thông thoáng vào ngôi nhà mà không cần sự hỗ trợ của thiết bị nào. Nếu bạn đang tham khảo kiểu kiến trúc này, trong bài viết dưới đây, Khang Thịnh sẽ gợi ý cho bạn top 50+ thiết kế giếng trời đẹp và độc đáo nhất.

Tổng hợp 50 mẫu thiết kế giếng trời đẹp, hiện đại

Dưới đây là tổng hợp 50+ mẫu thiết kế giếng trời đẹp nhất hiện nay:

Thiết kế giếng trời cầu thang

Giếng trời cầu thang rất phù hợp với nhà ống, giúp lưu thông ánh sáng và không khí cho các phòng bên cạnh. Phía dưới cầu thang, bạn có thể trồng thêm cây xanh để tăng yếu tố phong thủy cho ngôi nhà.

Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp
Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp
Mẫu thiết kế giếng trời cầu tháng số 2
Mẫu thiết kế giếng trời cầu tháng số 2
Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang 3
Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang 3

Thi công giếng trời ở cuối nhà ống

Hầu các nhà ống ở Việt Nam đều có nhà bếp ở phía cuối. Do đó, thi công giếng trời phía cuối ngôi nhà sẽ giúp phòng ăn trở nên thông thoáng hơn, kéo dài không gian sinh hoạt nhà bạn.

Mẫu thi công giếng trời nhà ống số 1
Mẫu thi công giếng trời nhà ống số 1
Mẫu giếng trời cho nhà ông số 2
Mẫu giếng trời cho nhà ông số 2
Mẫu giếng trời xây cho nhà ống số 3
Mẫu giếng trời xây cho nhà ống số 3

Giếng trời ở nơi sinh hoạt, phòng ngủ

Phòng ngủ thường có diện tích nhỏ hẹp. Việc thiết kế giếng trời sẽ giúp mở rộng không gian nghỉ ngơi, đồng thời tiết kiệm điện thắp sáng. Giếng trời có thể đặt ở giữa phòng ngủ, hoặc vị trí đỉnh chóp của gác mái chiếu xuống.

Mẫu giếng trời nơi sinh hoạt phòng ngủ 1
Mẫu giếng trời nơi sinh hoạt phòng ngủ 1
Mẫu giếng trời nơi sinh hoạt phòng ngủ 2
Mẫu giếng trời nơi sinh hoạt phòng ngủ 2
Mẫu giếng trời nơi sinh hoạt phòng ngủ 3
Mẫu giếng trời nơi sinh hoạt phòng ngủ 3

Giếng trời ở ngoài cho sân vườn

Xây dựng giếng trời ở sân vườn giúp bạn có một khoảng sân vườn tuyệt vời để đón ánh năng và thư giãn. Đồng thời, giếng trời đưa không khí vào nhà, tạo điều kiện thuận lợi để bạn trồng cây tiểu cảnh.

Mẫu giếng trời sân vườn 1
Mẫu giếng trời sân vườn 1
Mẫu giếng trời ở ngoài sân vườn 2
Mẫu giếng trời ở ngoài sân vườn 2
Mẫu giếng trời ở ngoài sân vườn 3
Mẫu giếng trời ở ngoài sân vườn 3

Giếng trời thông minh đặt trong nhà

Các mẫu giếng trời thông minh được biến tấu theo nhiều kiểu khác nhau, giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà. Ngoài ra, do được đặt trong nhà nên giếng trời sẽ lấy ánh sáng và sinh khí cho toàn bộ ngôi nhà.

Mẫu giếng trời đặt trong nhà 1
Mẫu giếng trời đặt trong nhà 1
Mẫu giếng trời đặt trong nhà 2
Mẫu giếng trời đặt trong nhà 2
Mẫu giếng trời đặt trong nhà 3
Mẫu giếng trời đặt trong nhà 3

Mẫu thiết kế giếng trời đặt giữa nhà

Giếng trời đặt giữa nhà được đánh giá về mặt phong thủy tốt nhất. Kiểu thiết kế giếng trời này láy chính giữa mái nhà làm trung tâm, mang lại ánh sáng và nguồn năng lượng tích cực cho toàn bộ không gian trong nhà.

Mẫu giếng trời đặt giữa nhà 1
Mẫu giếng trời đặt giữa nhà 1
Mẫu giếng trời đặt giữa nhà 2
Mẫu giếng trời đặt giữa nhà 2

Ưu – nhược điểm khi thi công giếng trời

Giếng trời là nét kiến trúc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, chúng cũng có ưu nhược điểm riêng. Việc hiểu được mặt lợi và bất lợi khi thi công giếng trời sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thiết kế giếng trời phù hợp nhất!

Ưu điểm

  • Tăng cường ánh sáng: Hầu hết các nhà phố đều có mặt tiền hẹp, hai bên là nhà san sát nên không thể mở cửa sổ. Do đó, giếng trời là giải pháp tối ưu nhờ việc lấy ánh sáng theo chiều dọc, lan tỏa đều cho không gian.
  • Thông gió, điều hòa không khí: Loại giếng trời không có mái che sẽ giúp lấy gió tự nhiên, qua đó lưu thông và điều hòa không khí trong căn nhà.
  • Tiết kiệm điện năng: Nhờ khả năng lấy ánh sáng và đón gió, gia chủ không cần lắp đặt các thiết bị điện, nhờ đó mà tiết kiệm được một khoản chi phí hàng tháng.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống: Phần đáy và đỉnh giếng có thể bày trí tiểu cảnh, qua đó thêm nét cuốn hút cho căn nhà của bạn.
Giếng trời giúp điều hòa không khí trong nhà
Giếng trời giúp điều hòa không khí trong nhà

Nhược điểm

  • Âm thanh vọng: Do thiết kế giống như một cái ống thẳng đứng, giếng trời có thể khuếch đại âm thanh từ các tầng. Để khắc phục yếu điểm này, mặt tường không nên làm phẳng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các vật làm làm tường như đá tự nhiên, gạch thẻ,… sẽ giúp tiêu bớt âm hiệu quả.
  • Ứ đọng nước: Vào mùa mưa, các giếng trời không có mái che thường khiến nước mưa thường ử đọng phần đáy. Bởi vậy, bạn có thể áp dụng loại mái che di động, kết hợp xây dựng hệ thống thoát nước, trồng cây xanh phần đáy giếng để tăng cường thoát nước mưa.
  • Qúa nhiều ánh sáng vào mùa hè: Vào mùa hè, giếng trời thường đón lượng lớn ánh sáng kèm theo nhiệt, khiến căn nhà thêm nóng và chói hơn. Nhằm hạn chế nhược điểm này, bạn hãy bố trí rèm dưới giếng trời và

Một số vật liệu thường làm giếng trời

Dưới đây là một số loại vật liệu thường làm giếng trời phổ biến:

Kính

Kính là loại vật liệu làm giếng trời phổ biến nhất. Nhờ vào đặc điểm trong suốt nên kính có thể đón được nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi lựa chọn kính, bạn cũng cần cân nhắc các yếu tố như độ dày, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, độ bền để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Polycarbonate

Polycarbonate là một loại nhựa được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng vách ngăn, vỏ bọc thiết bị, kinh cường lực,… Tương tự như kính, Polycarbonate có đặc tính trong suốt nên tối ưu hóa được ánh sáng đi vào căn nhà. Ngoài ra, đây còn là vật liệu cách âm và cách nhiệt, giúp điều hòa không khí trong cả mùa đông và mùa hè.

Nguyên vật liệu làm giếng trời
Nguyên vật liệu làm giếng trời

Acrylic

Acrylic là nhựa trong suốt nên được sử dụng phổ biến trong thiết kế giếng trời. Ngoài đặc điểm trong suốt giúp đón ánh sáng tối đa về căn nhà, acrylic còn bền bỉ và trong suốt lâu trước tác động từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, acrylic thường được lựa chọn làm giếng trời vùng biển hoặc các khu vực có khí hậu khắc nhiệt.

Kim loại

Thép không gỉ và nhôm là 2 kim loại phổ biến trong thiết kế giếng trời. Hai vật liệu này được dùng để làm giá và khung giếng trời. Với ưu điểm bền bỉ, không bị ăn mòn , chịu được thời tiết khắc nhiệt, nhẹ, thép và nhôm giúp giếng trời có tuổi thọ cao và duy trì chất lượng lâu hơn.

Lưu ý quan trọng khi làm giếng trời

Khi xây dựng giếng trời, bạn cần lưu ý những điều sau:

Khi thiết kế giếng trời

  • Cách âm: Với thiết kế như một chiếc ống, khả năng truyền âm của giếng trời rất lớn, ảnh hướng đến cuộc sống của các thành viên. Để khắc phục điều này, bạn nên chất liệu ốp tường cách âm phù hợp.
  • Sử dụng mái che: Các giếng trời không có mái che sẽ để lọt các giọt bắn vào nhà khi trời mưa, gây ra ẩm ướt, mùi mốc và bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Nhằm tránh tình trạng này, bạn nên đảm bảo hệ thống thoát nước, thiết kế cây cảnh ở phần đáy giếng hoặc đưa ra giải pháp che chắn các khu vực xung quanh. Ngoài ra, một phương án khác là sử dụng mái che trong suốt, di động – loại mái mà bạn có thể đống mở dễ dàng.
  • Phong thủy: Giếng trời không có có tác dụng tăng tính thẩm mỹ, ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn được tư vấn bởi kiến trúc sư trước khi xây dựng giếng trời. Theo chuyên gia, hướng thiết kế giếng trời phù hợp là Nam hoặc Đông Nam vì ánh sáng và gió ổn định. Kiêng kỵ hướng Tây và Đông.
  • Vị trí: Phổ biến nhất là giữa nhà, nơi giếng trời có thể đem ánh sáng lan tỏa đều căn nhà. Tuy nhiên, một số gia chủ cũng lựa chọn phía cuối hoặc hông nhà.
  • Kích thước: Diện tích ít nhất là 1m2 và chiều cao tối đa 12m.
  • Thiết kế: Thiết kế của giếng trời cần có màu sắc và kiến trúc hòa hợp với phong cách ngôi nhà, đặc biệt là phần tiểu cảnh ở đáy giếng.

Trong quá trình thi công

Trong quá trình thi công bạn cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn. Không để trẻ con tự ý leo trèo hay người già đi lại. Cần chú ý đến độ cao và thiết bị bảo hộ cho công nhân khi thi công giếng trời, đặc biệt là trong giai đoạn lắp đặt kính. Ngoài ra, kiểm tra kỹ càng trước khi hoàn thiện để đảm bảo giếng trời an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Trên đây là chia sẻ của Khang Thịnh về mẫu thiết kế giếng trời đẹp và hiện đại nhất ngày nay. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công giếng trời uy tín, liên hệ ngay đến Khang Thịnh nhé.

Công Ty Thiết Kế Xây Dựng Khang Thịnh

Email: phattriennhakhangthinh@gmail.com

Hotline: 0936889986

  • Đ/C 1: 06 Hữu Nghị , P. Bình Thọ , Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Đ/2 2: 11A Hồng Hà, P2, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Đ/2 3: 375 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TPHCM
  • Đ/C 4:A6 Quốc Lộ 50, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay