Thi công theo phương pháp top down đang dần trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực xây dựng. Vậy thi công top down là gì, làm sao để thực hiện đúng chuẩn nhất? Theo dõi để biết ngay câu trả lời chi tiết từ Khang Thịnh.
Mục lục
Công nghệ xây dựng Top Down là gì?
Thi công top down là thuật ngữ dùng để chỉ 1 phương pháp xây dựng tầng hầm của công trình. Với phương pháp này, công trình sẽ được hoàn thiện từ trên xuống dưới, hoàn toàn trái ngược với cách xây truyền thống là từ dưới lên trên.
Khi áp dụng công nghệ thi công top down, đơn vị thi công có thể tiến hành xây dựng song song các tầng ngầm bên dưới cốt và phần móng công trình. Đồng thời, vừa hoàn thiện một số tầng của căn nhà thuộc phần thân bên trên mặt đất.
Ưu điểm – Hạn chế khi thi công Top Down
Nếu quyết định làm tầng hầm bằng phương pháp top down, gia chủ sẽ nhận lại những lợi ích sau:
- Dù diện tích xây dựng lớn hay nhỏ đều áp dụng rất hiệu quả.
- Giúp đẩy nhanh tiến độ, nhanh hơn phương pháp truyền thống khoảng 46 ngày, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Có thể kết hợp phương pháp up-up để vừa thi công thượng tầng, vừa hoàn thiện tầng ngầm.
- Không cần sử dụng hệ thống chống đỡ tạm nên giảm thiểu tối đa chi phí.
- Kết cấu dầm sàn không cần hệ thống giáo và coppha.
- Giải quyết được các hạn chế của phương pháp truyền thống như dễ dàng đào mở tường vây, đào móng sâu, hạ mực nước ngầm.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì phương pháp thi công top down cũng có một số nhược điểm như:
- Cột tầng hầm có kết cấu phức tạp nhằm chống đỡ và chịu lực tốt hơn.
- Khó khăn khi phải làm sao để tạo được sự liên kết chắc chắn giữa dầm sàn và cột tầng hầm.
- Yêu cầu đội ngũ thi công phải cực kỳ chắc tay, nắm vững kỹ thuật và giàu kinh nghiệm.
- Vì đặc trưng phương pháp top down phải thi công trong không gian kín nên không thuận lợi cho việc cơ giới hoá, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người lao động.
- Phải tốn chi phí cho hệ thống thông gió và ánh sáng nhân tạo.
Chuẩn bị trước khi thi công Top Down
Thiết bị, máy móc
- Trước khi tiến hành xây dựng tầng hầm top down, đơn vị thi công sẽ chuẩn bị sẵn sàng những trang thiết bị, máy móc gồm:
- Máy đào đất, máy san đất, máy lu nền đất đều loại nhỏ, máy khoan và dụng cụ đào đất thủ công.
- 2 cần trục KOBELCO 7045 để chuyển đất khỏi hầm.
- 2 máy bơm, 2 thang thép để lên xuống, hệ thống chiếu sáng nhân tạo dưới hầm.
- Trạm bơm bê tông, xe chở bê tông thương phẩm và một số thiết bị phục vụ cho quá trình thi công liên quan đến bê tông.
Nguyên liệu cần thiết
Ngoài những trang thiết bị kể trên, đơn vị thi công còn cần đến:
- Cột thép đỡ tạm bọc bê tông dùng để chống đỡ phần thân trên mặt đất của công trình nếu thi công đồng thời cả tầng hầm và phần thô.
- Phụ gia đẩy nhanh quá trình đông cứng của bê tông gồm loại hoá dẻo, siêu dẻo và tăng trưởng.
Các bước thi công xây dựng Top Down đúng chuẩn nhất
Bước 1: Đặt cột chống tạm với thép hình
Bước đầu tiên khi thi công bằng phương pháp top down là đặt cột chống tạm với quy trình như sau:
- Thi công cột khoan nhồi, sau đó hạ trục thép hình xuống lòng hố khoan, đồng thời ấn cho trục thép ngập trong bê tông khoản 1m.
- Điều chỉnh sao cho trục nằm ở vị trí thẳng đứng rồi đổ bê tông vào hố thêm 1m nữa. Tiếp tục cho cát vào phần còn lại để làm đầy hố khoan.
- Sau khi chôn xong, cọc nhồi phải nhô lên mặt đất khoảng 2m mới đạt chuẩn.
Bước 2: Làm sàn, dầm ở tầng 1
Sau khi đã hoàn thành hệ thống chống đỡ, bắt đầu đào đất để làm sàn và dầm tầng 1, quy trình như sau:
- Tiến hành đào đất theo chiều sâu có trong bản vẽ. Lưu ý phải đào 2 lớp nhưng chỉ di chuyển máy 1 lần duy nhất và mỗi lớp phải rộng 5m.
- Máy đào gầu nghịch E dùng để thi công sàn dầm phải có đầy đủ và chuẩn xác những thông số gồm dung tích gầu q=0.25m, chiều cao đổ đất H=2.2m, bán kính đào R=5m, trọng lượng máy Q=5.1T, chiều sâu đào đất 3.5m, bề rộng máy b=2.1m và thời gian 1 chu kì tck=20s.
- Lắp đặt ván khuôn công nghệ top down giống như cách làm thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt cần chú ý là chỉ cần dùng 1 giáo chống PAL, phần chân giáo phải được đặt trên lớp đệm để không bị lún sâu vào đất, nhất là đối với nền đất yếu.
- Kiểm tra độ sụt và cường độ bê tông trước khi sử dụng. Bê tông phải có phụ gia đông kết nhanh và đổ trong từng phân khu bằng máy bơm.
- Hệ thống gia cường cần được thực hiện đúng với thiết kế để chịu lực tốt. Đồng thời, nên bảo quản và vệ sinh các mối nối để chúng làm việc hiệu quả hơn.
Bước 3: Làm sàn, dầm ở tầng ngầm 1
Ở bước này, tầng ngầm 1 bắt đầu được thi công với các bước tuần tự như sau:
- Sử dụng máy đào đất cỡ nhỏ để đào đất thi công tầng ngầm 1.
- Vì giai đoạn này đang xâm nhập vào lòng đất và môi trường bị thiếu sáng nên cần bố trí hệ thống chiếu sáng nhân tạo an toàn và hoạt động hiệu quả.
- Lưu ý nếu chiều sâu của đất là từ 4m trở lên thì buộc phải đào thành 2 lần. Lần đầu tiên đào 2.5m, lượt thứ 2 đào 1.5m.
- Nếu mạch nước ngầm đang nằm ở mức 2.2m thì phải bố trí rãnh tích nước, giếng thu nước cùng máy bơm.
- Vì tầng ngầm thứ 1 bị hạn chế diện tích khi thi công nên cần phải đảm bảo các nút khung luôn đạt chuẩn và đường bơm bê tông sẽ không bị nghẹt trong trường hợp chuyển hướng đột ngột.
Bước 4: Làm sàn, dầm ở tầng ngầm 2
Tầng ngầm thứ nhất hoàn thiện sàn và dầm thì khoảng độ 10 ngày sau sẽ là lúc tiến hành làm sàn và dầm ở tầng ngầm thứ 2. Quy trình cụ thể như sau:
- Đào đất từ các cửa vận chuyển, sau đó mở rộng theo phương ngang và phương dọc. Lưu ý là phải luôn đảm bảo bề mặt đất có độ nghiêng dần về hố thu nước để tránh bị ngập. Bắt đầu đào từ vị trí gần với tầng ngầm 1 để tránh bị đất đá rơi xuống gây nguy hiểm. Đến khi chạm đến lớp bê tông của tầng ngầm 1 thì dùng xà beng cạy từng mảng ra và kéo tấm polyme xuống.
- Vận chuyển đất từ dưới tầng ngầm 2 lên bằng phương pháp cuốn tang quấn cáp.
- Bố trí 2 máy bơm để vừa thu nước dưới tầng ngầm, vừa đưa nước thoát ra ngoài an toàn.
- Thi công hệ thống mương dẫn nước bằng cách bố trí hàng đài cọc có độ dốc i=1%, sâu 0.5m. Đồng thời, gia cố hố thu nước bằng ván và cột gỗ, phần đáy phải đổ lớp bê tông mác 150 dày 200mm.
- Truyền cốt đài cọc xuống tầng ngầm thứ 2, sau đó phá đầu cọc đến cốt đáy đài. Vệ sinh đầu cọc, chống tấm đài cọc bằng cách phụt vữa bê tông, bi tum hoặc dùng thủy tinh lỏng. Tiếp tục đổ bê tông lót đáy đài rồi đặt cốt thép đài cọc, hàn thép bản liên kết cột thép hình.
- Dựng ván khuôn và đổ bê tông đài cọc, chờ bê tông khô thì tiến hành chống thấm cho sàn tầng hầm.
Thi công top down là phương pháp xây dựng tầng ngầm hiện đại, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, quy trình thực hiện của phương pháp này cực kỳ phức tạp, đòi hỏi phải đúng chuẩn trong từng bước, các thiết bị sử dụng cũng là loại cao cấp và chuyên dụng. Vì vậy, để tầng ngầm top down được xây dựng đạt chuẩn, gia chủ nên chọn lựa đơn vị thi công uy tín.
Hiện nay, Khang Thịnh đang nằm trong danh sách những đơn vị nhận được nhiều đánh giá hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực xây dựng. Đây cũng là cái tên nhận được sự tin tưởng từ các dự án lớn có thi công top down. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự tay nghề cao, Khang Thịnh tự tin sẽ là đối tác hoàn hảo của bạn trong suốt quá trình xây dựng theo phương pháp cao cấp này. Liên hệ ngay để nhận báo giá qua hotline 093 111 98 99.
Công Ty Thiết Kế Xây Dựng Khang Thịnh
Email: phattriennhakhangthinh@gmail.com
Hotline: 0936889986
- Đ/C 1: 06 Hữu Nghị , P. Bình Thọ , Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Đ/2 2: 11A Hồng Hà, P2, Quận Tân Bình, TPHCM
- Đ/2 3: 375 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TPHCM
- Đ/C 4:A6 Quốc Lộ 50, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM