Hướng dẫn thiết kế hệ thống điện trong nhà an toàn nhất

Hướng dẫn thiết kế hệ thống điện trong nhà

Hệ thống điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo sự tiện nghi và tính hiệu quả cho căn nhà. Dịch vụ thiết kế hệ thống điện trong nhà luôn đảm bảo hệ thống điện được trang bị đầy đủ, đảm bảo tính thẩm mỹ, hiệu năng. Mời bạn hãy cùng khám phá chi tiết dịch vụ cho hệ thống điện tại đây nhé!

Nguyên tắc thiết kế hệ thống điện đi trong nhà

Để đảm bảo độ an toàn và thuận lợi trong quá trình thi công, bạn cần đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc thiết kế hệ thống điện trong nhà như sau:

  • Toàn bộ hệ thống dây dẫn trong nhà đều phải được lắp đặt bằng cách luồn trong các ống sản phẩm và cần được đi ngầm trong tường cũng như trên trần nhà. Hệ thống đường dây điện sinh hoạt không nên đặt chung với các loại dây cáp có tín hiệu khác.
  • Tủ điện cần được lắp đặt cách sàn nhà khoảng 1,4m, các loại công tắt đèn cần lắp đặt cách trần nhà 1,2m, các loại ổ cắm lắp đặt cách sàn khoảng 0,4m để đảm bảo an toàn.
  • Khi thực hiện sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà, cần thiết kế phần chờ cục lạnh cho điều hoà cách 0,4m so với mái trần, cục nóng thì cách khoảng 0,2m.
  • Đối với các loại đèn hắt tranh, đèn hắt ốp tường, bạn cần lắp đặt chúng ở độ cao khoảng 2,3m so với sàn. Một số loại đèn như đèn gương cần lắp đặt cách sàn khoảng 1,8m.
  • Quy định về các loại dây: Dây tủ nguồn cấp vào tổng nguồn cấp thì nên sử dụng dây Cu\XLPE\PVC (2×10)mm2. Đối với các loại ổ cắm phòng khách, bếp ăn thì nên dùng dây u\PVC (1×4)mm2 có thể đặt luồng trong ống PVC.
  • Quá trình thiết kế đường điện trong nhà cần tuân thủ theo quy tắc dùng dây Cu\PVC có độ dày (1×1,0)mm2. Đối với các loại dây cấp nóng lạnh, các loại dây điều hoà, bạn nên dùng loại dây Cu\PVC (1×2,5)mm2.
  • Khi thiết kế đường dây trong nhà, bạn nên làm dọc theo tuyến cáp ngầm đóng cọc để hệ tiếp đất an toàn. Đối với các loại ổ cắm được kết nối với hệ thống tủ điện tổng thì càn nhỏ hơn 4cm.
Tổng hợp các nguyên tắc quan trọng khi thiết kế hệ thống điện trong nhà
Tổng hợp các nguyên tắc quan trọng khi thiết kế hệ thống điện trong nhà

Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà chuẩn nhất

Để chọn lựa được sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà, bạn cần xác định chính xác mặt bằng, công năng cũng như nhu cầu sử dụng trước khi đưa ra quyết định chọn lựa.

Sơ đồ mạng điện tầng 1 của nhà dân dụng 2 tầng

Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong dành dành cho tầng 1 thường được thiết kế gồm:

  • Mặt bằng điện chiếu sáng của tầng 1: Bạn nên thiết kế mặt bằng hệ thống chiếu sáng có sử dụng hệ thống chiếu sáng của bếp ăn với các thiết bị đèn khác, chẳng hạn như đèn Led hắt khe sáng vàng, đèn pha lê hay đèn có ánh sáng trắng.
  • Sơ đồ bố trí ổ cắm điện trong nhà: Các loại ổ cắm điện cần phải đáp ứng nguyên tắc, có thể đặt cao lên hay thấp xuống tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Do đó, bạn có thể bố trí ổ cắm một cách phù hợp, đặt ở đầy đủ các khu vực như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.
  • Sơ đồ mạng điện điều hòa tại tầng 1: Việc lắp đặt điều hoà vô cùng quan trọng, bạn có thể thiết kế dây chờ của cục lạnh và cục nóng theo đúng khoảng cách và quy định đã liệt kê trên. Thông thường, các loại điều hoà sẽ được lắp đặt cho hệ thống phòng ngủ.
Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà dành cho tầng 1
Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà dành cho tầng 1

Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà tầng 2

Đối với sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà cho tầng 2, bạn cần thực hiện đáp ứng các trình tự sau:

  • Mặt bằng chiếu sáng tầng 2: Mặt bằng chiếu sáng tầng 2 thường bao gồm phòng thờ, phòng ngủ, phòng khách và ban công. Do đó, bạn có thiết kế lắp đặt đèn ánh sáng trắng, đèn led hắt khe, đèn pha lê vuông cho không gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các loại đèn chùm, đèn hắt nhằm giúp cho tổng thể không gian thêm sang trọng, ấm cúng.
  • Sơ đồ hệ thống ổ cắm tầng 2: Các loại ổ cắm trong phòng cần được thiết kế cách sàn khoảng 0,6m, phần thiết kế của ổ cắm thì vừa vặn với phích cắm nhằm đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuận, tạo nên quá trình sử dụng thuận tiện cho các thành viên trong gia đình.
  • Bản vẽ hệ thống điều hòa tại tầng 2: Đối với bản vẽ hệ thống điều hoà, bạn cần đáp ứng đúng các nguyên tắc thực hiện nối dây chờ của cục lạnh và cục nóng, đảm bảo khoảng cách với tường hợp lý.
Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà dành cho tầng 2
Sơ đồ thiết kế hệ thống điện trong nhà dành cho tầng 2

Quy trình thiết kế điện trong nhà đủ chuẩn an toàn

Dưới đây là tổng thể quy trình thiết kế hệ thống điện trong nhà đúng chuẩn chất lượng, bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Bước 1: Đi dây đối với hệ thống điện trong nhà:

  • Sau bảng điện tổng, bạn có thể thực hiện đi dây từng tầng và từng buồn cách trần nhà khoảng 30 đến 40cm, gồm:
  • Nên đi đường dây trên cao nhằm tránh gây trở ngại cho quá trình khoan tường, treo tranh hoặc treo các vật dụng khác.
  • Nên lấy đường ranh giới trần và đường chôn dây ngầm nhằm xác định đường dây ngầm bên trong.

Bước 2: Thực hiện đi đường điện ngầm

Thông thường, đường điện đi ngầm sẽ được thiết kế chung với các đường điện khác, bao gồm:

  • Đường trục chính dùng để phân phối hệ thống điện trong buồng.
  • Các loại đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần, ổ cắm.
  • Các loại đường dây điện thoại
  • Các loại đường dây cáp đồng trục sử dụng cho cáp truyền hình.
Tổng hợp quy trình thiết kế hệ thống điện trong nhà chi tiết, an toàn, tiện lợi
Tổng hợp quy trình thiết kế hệ thống điện trong nhà chi tiết, an toàn, tiện lợi

Kinh nghiệm để thiết kế hệ thống điện trong nhà

Dưới đây là tổng hợp một số kinh nghiệm quan trọng khi thiết kế hệ thống điện trong nhà, bao gồm:

  • Cần tránh thực hiện đi dây chìm tại các khu vực có nguy cơ khoan lỗ, đóng đinh cao.
  • Nên phân chia đường dây điện thành nhiều nhánh để dễ thao tác, khi sửa chữa điện thì cần ngắt hết nguồn dây điện.
  • Nên chọn lựa các loại dây dẫn điện có chất lượng tốt, cần tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia đình.
  • Cần lắp đặt các loại nắp giả, phích cắm giả với các loại ổ điện để có thể phòng trẻ em.
  • Nên lắp các loại cầu dao chống rò rỉ đằng sau những loại cầu dao tự động.
  • Các loại dây giống nhau như dây tiếp đất, dây lửa, dây mát thường sẽ có màu giống nhau.
  • Cần chọn ống luồng đường dây điện có khả năng chịu lực và chống nước tốt.
  • Không nên lắp đặt đường dây điện ở các trục chính, chỉ nên đấu nối chúng trong hộp hoặc hộp nối.
  • Khi đi dây điện thì nên đi ở nơi khô ráo, tránh các khu vực có nhiệt độ cao.

Một số câu hỏi khi làm hệ thống điện trong nhà

Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng và giải đáp thắc mắc khi thiết kế hệ thống điện trong nhà, bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Nên đi đường điện dây nổi hay dây chìm?

Quá trình thiết kế hệ thống điện trong nhà sử dụng chủ yếu hai phong pháp bao gồm đi dây nổi và dây chìm. Mỗi phương pháp đi dây đều có những ưu và nhược điểm nhất định, bạn nên tham khảo và chọn lựa phù hợp:

Ưu điểm Nhược điểm
Đi dây nổi Chi phí lắp đặt thường không quá cao

Quá trình sửa chữa, khắc phục vô cùng tiện lợi

Có thể dễ dàng thêm hoặc bớt đường dây nhằm đảm bảo nhu cầu

Không cần có bản vẽ thiết kế sơ đồ của đường dây trước khi xây nhà

Không đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà

Nếu không bố trí hợp lý rất dễ bị rối loạn cho không gian

Đi dây chìm Tiết kiệm được không gian, gia tăng nét đẹp thẩm mỹ cho căn nhà

Không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài tác động đến đường dây điện.

Chi phí lắp đặt đường dây chìm thường khá cao

Cần phải có sơ đồ thiết kế, lắp đặt đường dây trước khi xây dựng

Việc bảo hành, sửa chữa và khắc phục sự cố đối với loại dây này khá phức tạp.

Nên và không nên làm gì khi thi công hệ thống điện?

Một số điều nên làm và không nên làm khi thiết kế hệ thống điện trong nhà bao gồm:

Việc nên làm:

  • Nên sử dụng các loại dây dẫn có chất lượng tốt, có độ bền cao, cần tính toán một cách hợp lý, tiết kiệm dây dẫn.
  • Cần lắp đặt aptomat cho cho các hệ thống điện bao gồm 1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng loại thiết bị nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh sự cố cháy nổ.
  • Bạn nên sử dụng các loại nắp bảo vệ hoặc trang bị thêm phích cắm nhỏ để bảo vệ trẻ nhỏ trong nhà.

Việc không nên làm:

  • Không nên lắp đặt mạng điện một cách tuỳ tiện khi chưa có đầy đủ kiến thức về các đấu nối trong mạch điện.
  • Không nên đặt đường dây điện chung với đường dẫn cáp Tivi, đường truyền internet
  • Không lắp đặt đường dây điện khi chưa có các đường ống bảo vệ.

Làm sao khắc phục sự cố khi thi công hệ thống điện?

Để khắc phục sự cố khi thi công hệ thống điện, bạn có thể thực hiện tuần tự các bước như:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng: Bạn cần quan sát kỹ các mối dây, các loại dây dẫn, thiết bị điện có dấu hiệu bị hưng hỏng, chập mạch hoặc đứt dây. Có thể sử dụng các dụng cụ đo để phát hiện sự cố khi thi công điện.
  • Đối với sự cố chập mạch: Hãy ngắn nguồn điện ngay lập tức, tiến hành kiểm tra, thay mới cấc mối nối và thực hiện thay thế dây điện hỏng.
  • Đối với sự cố đứt dây: Bạn hãy ngắt nguồn đinh, nối lại dây dẫn hoặc sử dụng các ống nối.
  • Đối với sự cố quá tải: Bạn nên tắt bớt thiết bị điện, thay thế các loại dây dẫn điện có diện tích lớn hơn và lắp đặt thêm các loại cầu dao tự động.
  • Đối với sự cố rò rỉ điện: Bạn nên kiểm tra và thay thế các thiết bị bị hỏng, cần cách ly các phần dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
  • Đối với lỗi thiết bị điện: Bạn nên thay thế các loại thiết bị điện đã bị hỏng bằng thiết bị điện mới, có tính tương thích cao.

Hiện nay, Khang Thịnh luôn được đánh giá là địa điểm có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống điện trong nhà, luôn mang đến những giải pháp an toàn, hiệu quả. Quá trình thực hiện của Khang Thịnh luôn đáp ứng chất lượng, đáp ứng tốt các tiêu chí sử dụng điện.

Để thiết kế hệ thống điện trong nhà phù hợp, bạn hãy liên hệ ngay với Khang Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Bên cạnh đó, Khang Thịnh còn có mức giá phải chăng, phù hợp với tình hình tài chính của từng khách hàng.

Công Ty Thiết Kế Xây Dựng Khang Thịnh

Email: phattriennhakhangthinh@gmail.com

Hotline: 0936889986

  • Đ/C 1: 06 Hữu Nghị , P. Bình Thọ , Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  • Đ/2 2: 11A Hồng Hà, P2, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Đ/2 3: 375 Tô Ký, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TPHCM
  • Đ/C 4:A6 Quốc Lộ 50, Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay